Theo thông tin từ chủ đầu tư, ở một dự án xây dựng hệ thống M&E thường chiếm khoảng 40%, đôi khi đến hơn 50% so với hạng mục xây dựng trong mỗi công trình. Bên cạnh chất lượng xây dựng và các hạng mục khác trong một công trình thì chất lượng hệ thống M&E cũng cực kỳ quan trọng, thể hiện được giá trị, mức độ tiện nghi, tính an toàn của dự án và uy tín của chủ đầu tư. Vì vậy chọn nhà thầu thi công M&E kỹ càng, đủ năng lực, chuyên nghiệp sẽ giúp chất lượng dự án được đảm bảo.
Điện đóng vai trò quan trọng và cần thiết đối với mọi hoạt động của đời sống hiện đại ngày nay. Nói cách khác, không có điện thì không thể sản xuất, không thể sinh hoạt, buôn bán được. Ngành điện rộng lớn đến mức người ta đã phân ra nhiều chuyên ngành như ngành điện công nghiệp, điện – điện tử, cơ điện… Ngành nào cũng có vai trò quan trọng cho sự hoạt động chung của toàn hệ thống điện.
Như đã biết ngành điện công nghiệp tham gia giải quyết vấn đề truyền tải điện, phân phối điện trong một mạng lưới rộng lớn. Trong khi ngành điện điện tử đảm nhiệm vai trò khai thác và sử dụng nguồn điện theo các mục đích cụ thể thì ngành cơ điện thiên về lĩnh vực thiết kế, thi công, tư vấn hệ thống cơ điện cho các công trình, sân bay, tòa nhà, nhà ở, khu phức hợp. Thông thường, trong một dự án sẽ chia ra làm hai phần chính: Phần xây dựng & phần hệ thống Cơ Điện (M&E). Phần M&E chiếm khoảng 40-60% tổng khối lượng của dự án.
Đặc điểm của thi công hệ thống điện
Đặc điểm chung của ngành điện là xây dựng hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện và kiểm soát các thông số điện đến máy móc một cách tự động.
Kỹ sư cần phải thực hiện thiết kế, thi công hệ thống điện, đảm bảo hoạt động truyền tải điện ổn định trên toàn hệ thống. Các kỹ sư còn thực hiện đấu nối để đưa điện từ hệ thống truyền tải vào hệ thống sản xuất, vận hành các máy điện cộng nghiệp và các hệ thống sử dụng điện khác.
Ngành điện nói chung và ngành cơ điện nói riêng giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh.
Tiềm năng phát triển
Ý nghĩa kinh tế – chính trị – xã hội: ngành cơ điện đang ngày càng có ý nghĩa then chốt trong việc phát triển kinh tế xã hội ở nước ta và cũng là ngành tiên phong cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sự phát triển của lĩnh vực cơ điện trong giai đoạn hiện nay: ngày nay, nhu cầu sử dụng các thiết bị thông minh không ngừng gia tăng, do đó ngành cơ điện nói chung và thi công hệ thống điện nói riêng ngày một phát triển và mở rộng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng. Trong tương lai, cơ điện sẽ là một ngành thu hút được nhiều nguồn nhân lực, tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển, góp phần giúp đất nước đi lên.
Hotline